Lịch sử Quần_đảo_Solomon

Các chiến binh Quần đảo Solomon cầm giáo trên chiếc canoe chiến đấu có trang trí năm 1895.

Mọi người tin rằng những người định cư nói tiếng Papua đã bắt đầu tới đây khoảng năm 30,000 trước Công Nguyên. Những người nói ngôn ngữ Nam Đảo đã tới đây khoảng năm 4,000 trước Công Nguyên và cũng mang theo các yếu tố văn hoá như canoe có mái chèo. Trong khoảng giữa năm 1,200 và 800 trước Công Nguyên những tổ tiên của người Polynesia, người Lapita tới đây từ Quần đảo Bismarck với các đồ gốm mang đặc trưng của họ.[3] Người Châu Âu đầu tiên khám phá quần đảo này là nhà hàng hải người Tây Ban Nha Álvaro de Mendaña de Neira, tới từ Peru năm 1568.

Các nhà truyền giáo bắt đầu tới Solomons hồi giữa thế kỷ XIX. Ban đầu họ không đạt được nhiều thành công, bởi sự "buôn bán nô lệ da đen" (sự tuyển mộ nhân công thường mang tính bạo lực cho những nông trang mía ở QueenslandFiji) đã dẫn tới một loạt các cuộc trả thù và thảm sát. Những hậu quả của việc buôn bán nô lệ đã buộc Anh Quốc phải tuyên bố bảo hộ với phần nam Quần đảo Solomons năm 1893. Đây là cơ bản của sự Bảo hộ Anh với Quần đảo Solomon. Năm 1898 và 1899, thêm nhiều hòn đảo khác ở xa hơn được gộp vào khu vực bảo hộ. Năm 1900 phần còn lại của quần đảo, một vùng trước kia thuộc quyền tài phán của Đức, được chuyển giao cho chính quyền Anh ngoài các đảo BukaBougainville vẫn thuộc quyền quản lý của Đức như một phần của New Guinea thuộc Đức (cho tới khi chúng bị Australia chiếm năm 1914, sau khi Thế chiến I bùng phát). Tuy nhiên, thương mại truyền thống và sự giao lưu xã hội giữa vùng phía tây Quần đảo Solomon Islands là Mono và Alu (the Shortlands) và các xã hội truyền thống ở phía nam vẫn tiếp tục diễn ra bình thường. Dưới chế độ bảo hộ, các nhà truyền giáo đã định cư ở Solomons, cải đạo cho hầu hết dân cư sang Thiên chúa giáo. Đầu thế kỷ XX, nhiều công ty Anh và Australia bắt đầu trồng dừa trên phạm vi rộng lớn. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức thấp bởi người dân trên đảo ít được hưởng lợi từ đó.

Thế chiến II

Đoạn này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Với sự bùng phát của Thế chiến II, đa số người nông dân và thương nhân đã bỏ đi tới Australia, và hầu hết công việc trồng cấy phải ngừng lại. Một số trong những trận đánh căng thẳng nhất Thế chiến II đã xảy ra trên Quần đảo Solomon. Chiến dịch đáng chú ý nhất trong những chiến dịch của Đồng Minh[cần dẫn nguồn] chống lại các lực lượng Đế quốc Nhật được phát động ngày 7 tháng 8 năm 1942 với những cuộc ném bom và đổ bộ đồng thời vào đảo Florida tại Tulagi và Red Beach trên Guadalcanal. Trận Guadalcanal trở thành một chiến dịch quan trọng và đẫm máu tại Mặt trận Thái Bình Dương khi Đồng Minh bắt đầu đẩy lùi sự mở rộng của Nhật Bản. Hành động mang tính quan trọng trong chiến lược của cuộc chiến là những chiến dịch trinh sát tại các vị trí xa xôi, thường là tại các đảo thuộc quyền kiểm soát của Nhật, cung cấp các thông tin tình báo sớm về hoạt động của hải quân, quân đội và không quân Nhật trong chiến dịch. Thượng sĩ Jacob Vouza là người nổi tiếng vì đã từ chối tiết lộ thông tin của Đồng Minh khi bị quân đội Nhật bắt và tra tấn. Biuku Gasa và Eroni Kumana, những người dân sống trên đảo cũng đã được kênh National Geographic giới thiệu vì là những người đầu tiên tìm thấy John F. Kennedy khi ông bị đắm tàu cùng đội thuỷ thủ của PT-109. Họ có sáng kiến sử dụng một quả dừa để viết thông tin cầu cứu và mang đi bằng một chiếc canoe chèo tay, sau này khi đã trở thành Tổng thống Hoa Kỳ Kennedy đã giữ quả dừa đó trên bàn làm việc của ông.

Việc triển khai xe tăng trên đảo Guadalcanal của quân đội Mỹ đã gặp trở ngại vì địa hình ở đây.

Quần đảo Solomon là một trong những vùng quan trọng chiến lược ở Nam Thái Bình Dương và nơi đóng quân của Sư đoàn VMF-214 "Black Sheep" huyền thoại dưới sự chỉ huy của Thiếu tướng "Pappy" Boyington. The Slot là một cái tên của eo biển New Georgia, khi nó được Tokyo Express sử dụng để cung cấp hậu cầu cho quân đội Nhật đồn trú trên Guadalcanal.

Phong trào độc lập

Sau khi Thế chiến II kết thúc, chính phủ thuộc địa Anh được trao trả. Thủ đô được chuyển từ Tulagi tới Honiara để tận dụng cơ sở hạ tầng do quân đội Mỹ bỏ lại. Một phong trào cách mạng được gọi là Maasina Ruru đã tổ chức và phát động một chiến dịch bất tuân dân sự và đình công lớn trên toàn bộ quần đảo. Rất nhiều người tham gia phong trào và các lãnh đạo bị bỏ tù cuối năm 1948. Trong suốt thập niên 1950, các nhóm thổ dân chống đối khác xuất hiện và biến mất mà không giành được sức mạnh. Năm 1960, một hội đồng cố vấn của người dân Quần đảo Solomon đã bị một hội đồng lập pháp đàn áp, và một hội đồng hành pháp được tạo lập như một cơ quan bảo trợ việc thiết lập chính sách. Hội đồng này dần được trao nhiều quyền lực. Năm 1974, một hiến pháp mới được thông qua lập ra một hệ thống chính phủ nghị viện dân chủ và các bộ trưởng. Giữa năm 1975, cái tên Quần đảo Solomon chính thức được đổi thành Nhà nước Bảo hộ Quần đảo Solomon thuộc Anh.

Ngày 2 tháng 1 năm 1976, Solomon trở thành nhà nước tự quản, và giành được độc lập ngày 7 tháng 7 năm 1978, chính phủ đầu tiên sau khi độc lập được bầu ra tháng 8 năm 1980. Một loạt các chính phủ đã được hình thành từ đó và vẫn chưa thành công trong việc xây dựng và phát triển đất nước. Sau cuộc bầu cử Bartholomew Ulufa'alu năm 1997 tình hình chính trị của Solomon bắt đầu xấu đi. Việc quản lý đất nước giảm sút với sự bất lực của các cơ quan cảnh sát và chính phủ tới mức tình hình đã bị gọi là "căng thẳng".

Căng thẳng

Thường được gọi là căng thẳng hay căng thẳng sắc tộc, ban đầu cuộc bạo động dân sự chủ yếu là cuộc chiến giữa Phong trào Tự do Isatabu (cũng được gọi là Quân đội Cách mạng Guadalcanal) và Lực lượng Đại bàng Malaita (cũng như Lực lượng Đại bàng Marau). (Dù đa phần cuộc xung đột là giữa người Guales và người Malaitans, Kabutaulaka (2001) và Dinnen (2002) tranh cãi rằng cái mác 'xung đột sắc tộc' là sự đơn giản hoá). Về các chi tiết thảo luận về sự Căng thẳng, sem thêm Fraenkel (2004) và Moore (2004).

Cuối năm 1998, các chiến binh trên đảo Guadalcanal bắt đầu một chiến dịch đe doạ và bạo lực chống lại những người định cư Malaitan. Năm sau đó, hàng nghìn người Malaita đã phải bỏ chạy về Malaita hay thủ đô, Honiara (nơi, dù nằm trên đảo Guadalcanal, có dân cư chủ yếu là người Malaita và những người dân đảo Solomon từ các tỉnh khác). Năm 1999, Lực lượng Đại bàng Malaita (MEF) đã được thành lập để đối chọi.

Chính phủ cải cách của Bartholomew Ulufa'alu đã tìm cách đối phó với những rắc rối nảy sinh từ cuộc xung đột này. Cuối năm 1999, chính phủ đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp kéo dài trong bốn tháng. Cũng có một số nỗ lực tổ chức các buổi hoà giải nhưng không thành công. Bartholomew cũng đã yêu cầu sự trợ giúp từ phía AustraliaNew Zealand năm 1999 nhưng đề nghị này đã bị từ chối.

Tháng 6 năm 2000, Ulufa'alu bị các thành viên du kích của MEF bắt cóc vì họ cho rằng dù đang ở Malaitan, ông không hành động đủ để bảo vệ các lợi ích của họ. Sau đó Ulufa'alu đã từ chức để đổi lấy tự do. Manasseh Sogavare, người từng là Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ của Ulufa'alu's nhưng sau này đã gia nhập phe đối lập, được bầu làm Thủ tướng với tỷ lệ 23-21 trước Rev. Leslie Boseto. Tuy nhiên sự thắng cử của Sogavare đã ngay lập tức bị đặt nghi vấn khi sáu đại biểu (là người ủng hộ Boseto) không thể tới nghị viện tham dự cuộc bỏ phiếu (Moore 2004, n.5 trang 174).

Tháng 10 năm 2000, Thoả thuận Hoà bình Townsville,[4] được ký kết giữa Lực lượng Đại bàng Malaita, các nhóm của IFM và Chính phủ Quần đảo Solomon. Ngay sau đó là thoả thuận Hoà bình Marau tháng 2 năm 2001, được ký kết giữa Lực lượng Đại bàng Marau, Phong trào Isatabu Tự do, Chính phủ Tỉnh Guadalcanal và Chính phủ Quần đảo Solomon. Tuy nhiên, một nhà lãnh đạo du kích quan trọng của Guale, Harold Keke, đã từ chối ký Thoả thuận, gây ra một sự chia rẽ với các nhóm Guale. Sau đó, các bên của Guale đồng ý với thoả thuận do Andrew Te'e lãnh đạo đã gia nhập với nhóm cảnh sát đa số người Malaitan để hình thành nên 'Lực lượng Phối hợp Hành động'. Trong hai năm tiếp theo cuộc xung đột chuyển sang Weathercoast của Guadalcanal khi những nỗ lực của Lực lượng Phối hợp Hành động nhằm bắt giữ Keke và nhóm của ông thất bại.

Cuộc bầu cử mới được tổ chức vào tháng 12 năm 2001 đưa Sir Allan Kemakeza lên nắm chức Thủ tướng với sự hỗ trợ của Đảng Liên minh Nhân dân của ông và của Hiệp hội các Thành viên Độc lập. Luật pháp và trật tự ngày càng mất hiệu lực khi bản chất của cuộc xung đột thay đổi bạo lực tiếp tục diễn ra tại Weathercoast trong khi các du kích ở Honiara ngày càng theo đuổi các hành động tội ác và tra tán. Bộ Tài chính thường phải được quân đội vũ trang bảo vệ khi thu tiền về. Tháng 12 năm 2002, Bộ trưởng Tài chính Laurie Chan từ chức sau khi bị buộc phải ký giấy này tại một trạm kiểm soát do một số chiến binh lập ra. Xung đột bùng phát ở Tỉnh Tây giữa những người địa phương và những người định cư Malaitan. Các thành viên phản bội của Quân đội Cách mạng Bougainville (BRA) đã được mời tới làm lực lượng bảo vệ nhưng cuối cùng lại gây thêm nhiều rắc rối hơn những gì họ ngăn chặn được.

Tình trạng vô chính phủ, cướp bóc và sự bất lực của cánh sát khiến Chính phủ Quần đảo Solomon phải ra thông báo tìm kiếm sự trợ giúp của nước ngoài. Với tình trạng phá sản của quốc gia và sự hỗn loạn ở thủ đô, đề nghị này nhanh chóng được Nghị viện thông qua.

Tháng 6 năm 2003, cảnh sát Úc và Đảo Thái Bình Dương cùng quân đội tới Quần đảo Solomon dưới sự đỡ đầu của Phái bộ Hỗ trợ Vùng cho Quần đảo Solomon (RAMSI) do Australia lãnh đạo. Một lực lượng an ninh quốc tế khá lớn với 2,200 cảnh sát và quân lính, dưới sự lãnh đạo của AustraliaNew Zealand, và với đại diện từ khoảng 20 quốc gia Thái Bình Dương khác bắt đấu tới trong tháng tiếp sau trong khuôn khổ Chiến dịch Helpem Fren. Từ thời điểm đó một số nhà bình luận đã gọi đất nước này như một quốc gia không thể thành hình.[5]

Tháng 4 năm 2006 có những lời đồn rằng Thủ tướng mới được bầu Snyder Rini đã sử dụng các khoản hối lộ từ các doanh nhân Trung Quốc để mua phiếu bầu của các thành viên Nghị viện dẫn tới tình trạng cướp bóc trên diện rộng ở thủ đô Honiara. Một sự oán giận sâu sắc chống lại cộng đồng thiểu số các doanh nhân Trung Quốc đã dẫn tới việc phá uỷ khu Chinatown ở thành phố này. Căng thẳng cũng gia tăng khi mọi người tin rằng các khoản tiền lớn đã được chuyển tới Trung Quốc. Trung Quốc đã gửi máy bay tới sơ tán hàng trăm công dân nước mình tránh khỏi cuộc cướp bóc. Việc sơ tán các công dân ÚcAnh Quốc cũng diễn ra nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. Thêm nhiều cảnh sátquân đội Úc, New ZealandFiji đã được điều động để dẹp yên tình trạng bạo loạn. Cuối cùng Rini đã từ chức khi phải đối mặt với cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm ở Nghị viện, và Nghị viện đã bầu Manasseh Sogavare làm Thủ tướng.

Trận động đất và sóng thần năm 2007

Ngày 2 tháng 4 năm 2007, Quần đảo Solomon bị chấn động bởi một trận động đất lớn và tiếp sau đó là một vụ sóng thần. Những báo cáo đầu tiên cho thấy sóng thấn, vốn chủ yếu ảnh hưởng tới hòn đảo nhỏ Gizo, cao nhiều mét (có lẽ cao tới 10 mét (33 ft) theo một số thông tin, 5 mét (16 1/3 ft) theo Văn phòng Đối ngoại). Trận sóng thần phát sinh từ một trận động đất mạnh 8.1 độ, với tâm chấn nằm cách 217 dặm (349 km) phía tây bắc thủ đô hòn đảo, Honiara, tại Vĩ độ -8.453 Kinh độ 156.957 và ở độ sâu 10 km (6.2 miles).[6]

Theo Phòng Nghiên cứu Địa chất Hoa Kỳ trận động đất xảy ra lúc 20:39:56 UTC ngày Chủ nhật, 1 tháng 4 năm 2007. Từ sự kiện đầu tiên và cho tới tận lúc 22:00:00 UTC ngày thứ 4, 4 tháng 4 năm 2007, hơn 44 dư chấn mạnh bằng hoặc hơn 5.0 độ đã được ghi lại trong vùng.

Con số người chết do cơn sóng thần ít nhất là 52 người, và sóng thần đã phá huỷ hơn 900 ngôi nhà và khiến hàng nghìn người mất nhà cửa.[7]

Theo những người dân địa phương đất bị xô đẩy do trận động đất đã mở rộng ngoài khơi của một hòn đảo, Ranongga, tới 70 mét (230 ft).[8] Điều này khiến nhiều rặng san hô nguyên thuỷ hiện ra trên những bờ biển mới hình thành.

Thể thao

Đội tuyển bóng đá Quốc gia Quần đảo Solomon đã làm nên lịch sử khi trở thành đội đầu tiên đánh bại New Zealand để tham dự trận đối đầu trực tiếp tranh suất vào World Cup 2006 với Australia. Họ bị đánh bại 7-0 tại Australia và 2-1 trên sân nhà.

Ngày 14 tháng 6 năm 2008, đội Futsal quốc gia Quần đảo Solomon giành chiến thắng giải Oceania Futsal Championship tại Fiji giành suất tham dự 2008 FIFA Futsal World Cup được tổ chức tại Brazil từ ngày 30 tháng 9 đến 19 tháng 10 năm 2008.

Đội bóng đá bãi biển quốc gia Solomon được coi là đội mạnh nhất tại Oceania, và đã tham dự ba FIFA Beach Soccer World Cup gần đây nhất.

Đội rugby quốc gia Quần đảo Solomon đã tham dự các trận đấu quốc tế từ năm 1969.

Tương tự, giải rugby quốc gia quần đảo Solomon đã bắt đầu tái xuất sau mười năm gián đoạn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Quần_đảo_Solomon http://news.sbs.com.au/worldnewsaustralia/solomons... http://rspas.anu.edu.au/papers/melanesia/working_p... http://www.radioaustralia.net.au/news/stories/s212... http://www.pacificpublications.biz http://www.intercultures.ca/cil-cai/country_overvi... http://www.pacificislands.cc/pina/pinadefault.php?... http://www.breakinglegalnews.com/entry/Solomon-Isl... http://www.ethnologue.com/show_country.asp?name=So... http://books.google.com/books?id=qQ0ApgIOPtEC&dq=o... http://honours.homestead.com/solo.html